Khổng Tử nói về đạo đức rất nhiều, rất chi tiết trong những bài giảng và tác phẩm của mình. Ông chính là người sáng lập, đặt nền móng cho hệ tư tưởng Nho giáo – một hệ tư tưởng lớn của người Trung Quốc. Hãy cùng tìm hiểu xem Khổng Tử đề cập đến vấn đề đạo đức trong các tác phẩm của mình như thế nào nhé nhé!
Nội dung bài viết
Vài nét cơ bản về Khổng Tử
Khổng Tử là một nhà triết gia lỗi lạc có tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Những tác phẩm của Khổng Tử nói về đạo đức, lịch sử, các biến cố và những chiêm nghiệm cuộc sống đều có giá trị học thuật cao. Các bài giảng của ông đóng vai trò quan trọng cho định hướng văn hóa Trung Quốc nói riêng và cả khu vực Đông Á nói chung
Cuộc đời Khổng Tử
Khổng Tử (Khổng Phu Tử) có tên đầy đủ là Khổng Khâu Trọng Ni, người Trung Quốc, sống ở thời Xuân Thu. Theo một vài ghi chép, mọi người cho rằng ông sinh ngày 28/9 năm 551 TCN và mất ngày 11/4 năm 479 TCN.
Sinh ra trong một gia đình cha mất sớm, Khổng Tử đã phải vất vả làm lụng phụ giúp mẹ. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ. Nhờ vào sự hiếu học mà ông được trọng dụng, giao cho làm một chức quan nhỏ. Tuổi nhỏ đã phải sớm bươn chải nên Khổng Tử đã rút ra được nhiều bài học cuộc sống quý báu. Năm 22 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình
Nhờ vào kiến thức uyên thâm của mình, ông viết sách, thuyết giảng và thu thập nhiều môn đệ. Nhờ đó mà thành lập ra “Nho giáo”. Khổng Tử nói về đạo đức như là một trong những chiêm nghiệm tâm đắc nhất cuộc đời mình. Vì những đóng góp của mình, người đời kính trọng và tôn ông là Vạn thế Sư biểu.
Triết lý của Khổng Tử
Những giáo lý của ông, Nho giáo mà ông sáng lập ra đã trở thành nền móng phát triển của Trung Quốc. Nó còn lan rộng sang các nước có văn hóa Á Đông và được người đời coi trọng. Tìm đọc các cuốn sách bàn luận về triết lý của Khổng Tử tại: Minh Triết Phương Đông
Khổng Tử nói về đạo đức rất nhiều, ông cũng là người đề cao việc thờ cúng tổ tiên, quan tâm các mối quan hệ trong gia đình. Ông cho rằng con người sống phải biết kính lão đắc thọ. Từ đó mà ông cũng chia con người thành ba loại: Thánh nhân, quân tử và tiểu nhân.
Theo ghi nhận, ông là tác giả biên tập nhiều tài liệu nhất Trung Quốc. Các tác phẩm của Khổng Tử có thể kể đến là bộ sách Ngũ Kinh và Luận ngữ.
Khổng Tử nói về đạo đức trong các tác phẩm của mình
Ông lấy đạo đức là thứ để cai trị xã hội. Làm người phải biết tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nhờ đó mà ông xác định con người cần có những đức tính “Nhân, lễ, nghĩa, tri, tín”.
Ngũ Kinh
Ngũ Kinh bao gồm 5 quyển kinh, là: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu. Mỗi quyển Kinh là một nội dung khác nhau như: Kinh thi là tuyển tập thơ, kinh thư là những truyền thuyết, Kinh Dịch về tư tưởng triết học, Kinh Xuân Thu là các câu chuyện trong thời Xuân Thu.
Khổng Tử nói về đạo đức con người trong cuốn Kinh Lễ. Ông viết về những lễ nghi cơ bản mà một con người thời bấy giờ phải tuân theo. Ông còn nói “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” để cho thấy tầm quan trọng của lễ nghi trong cuộc sống.
Kinh Lễ như một cuốn sách giáo khoa về đạo đức cho những ai đang sống trong thời đó. Đạo đức làm người theo ông trước tiên là phải biết kính trọng giữa người với người, kính trọng bề trên, kính trọng bậc quân chủ. Làm người phải hiểu rõ và tuân theo “đạo” và rèn luyện cái “đức” trong tâm.
Luận ngữ
Luận ngữ được xếp vào hàng Tứ thư kinh điển của người Trung Quốc. Luận ngữ được Khổng Tử dùng để dạy môn sinh của mình. Không chỉ truyền dạy triết lý, ông còn truyền dạy cả cách đối nhân xử thế và cách làm người.
Khổng Tử nói về đạo đức trong Luận ngữ rằng “ Làm người, phải chú trọng vào tu dưỡng đạo đức cá nhân trước tiên”. Chỉ có tu thân tốt thì gia đình mới tốt, gia đình tốt thì quốc gia yên ổn, quốc gia yên ổn thì thiên hạ thái bình.
Khi Khổng Tử nói về đạo đức trong các tác phẩm của mình và truyền bá cho học trò của mình, điều đó đã cho thấy ông là một người thấu hiểu con người. Để có thể tìm hiểu nhiều hơn về các cuốn sách thú vị như Luận ngữ, Kinh thi và vô vàn cuốn sách khác.